Tài khoản định danh điện tử “mức độ 2” có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân

Thứ ba - 12/12/2023 09:36
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
“Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử được sử dụng thông qua ứng dụng VneID trên các thiết bị số (điện thoại thông minh, máy tính bảng) để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tài khoản định danh điện tử được cấp cho: (i) Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ; (ii) Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ và (iii) Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Đối với công dân Việt Nam, tài khoản định danh điện tử “mức độ 1” bao gồm những thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính) và Ảnh chân dung. Tài khoản định danh điện tử “mức độ 2” bao gồm những thông tin như tài khoản định danh điện tử “mức độ 1” cộng thêm Dấu vân tay.

Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử “mức độ 1” đối với công dân Việt Nam có giá trị chứng minh các thông tin của người đó như nêu trên. Còn đối với việc sử dụng tài khoản định danh điện tử “mức độ 2” có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân và cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ (thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ tùy thân khác) của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ này.

Để đăng ký tài khoản định danh điện tử “mức độ 1” (phải có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử), công dân sử dụng thiết bị di động tải, cài đặt ứng dụng VnelD và thực hiện các bước theo yêu cầu của hệ thống. Đối với tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân mang thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử và các giấy tờ tùy thân như nêu trên đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản.

Kể từ ngày 01/07/2024, tài khoản định danh điện tử “mức độ 2” là tài khoản để tổ chức, công dân sử dụng, đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh để thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến sau khi Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc tích hợp, kết nối Hệ thống định danh và xác thực điện với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Để triển khai thực hiện Nghị định số 59/2022/NĐ-CP, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn 5281/UBND-KSTT ngày 13/9/2022 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện phổ biến, quán triệt, thông tin, tuyên truyền các nội dung Nghị định số 59/2022/NĐ-CP đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; trên cơ sở đó, nghiên cứu, rà soát và chủ động tổ chức triển khai các nội dung công việc cần thiết theo chức năng, nhệm vụ được giao. 

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đối với các nội dung vượt quá phạm vi thẩm quyền./.

Tác giả: Quản trị Web

  Ý kiến bạn đọc

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu (1822—1888), về phương diện chủ quan cũng như khách quan, đều có những điểm hết sức đặc biệt, ông sống trong một giai đoạn nước nhà cố những cơn nguy biến lớn, ở vào một bước gay go của lịch sử. Nhân dân ta tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù, những...

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay382
  • Tháng hiện tại9,870
  • Tổng lượt truy cập108,886
« tháng 01/2025 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
30310102030405
06070809101112
13141516171819
20212223242526
27282930310102
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây