Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu (1822—1888), về phương diện chủ quan cũng như khách quan, đều có những điểm hết sức đặc biệt, ông sống trong một giai đoạn nước nhà cố những cơn nguy biến lớn, ở vào một bước gay go của lịch sử. Nhân dân ta tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù, những giai cấp phong kiến mục nát nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp. Tự Đức năm 1862 cắt ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, và năm 1867 cắt luôn ba tỉnh miền Tây cho giặc Pháp, mở đầu cho một thời kỳ đen tối của nước ta dưới ách đô hộ của quân xâm lược trong gần một thể kỷ.
Trước kia, trước nạn ngoại xâm, mỗi khi giai cấp phong kiến đứng ra lãnh đạo cuộc kháng chiến, nhân dân hào kiệt anh hùng bốn phương tụ họp lại và làm được những cuộc chiến tranh nhân dân, và đó chính là sức mạnh của các cuộc kháng chiến đời Lý, đời Trần, của Lê Lợi, Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Huệ. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến phản động nhà Nguyễn đã trở thành kẻ phản bội đầu hàng và trong nhân dân, nhất là ở Nam Bộ, vua quan đã bị lên án nghiêm khắc: Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khỉ dân...
Lúc bấy giờ những nhà nho yêu nước thà chịu mang tiếng nghịch thần đã đứng hẳn vào hàng ngũ của nhân dân đề tiếp tục kháng chiến. Đó là Trương Định:
Giúp đời dốc trọn ơn nam tử;
Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần.
Đó là Phan Tòng:
Viên đạn nghịch thần treo trước mắt,
Lưỡi gươm địch khải nắm trong tay,
Và đó là những con người anh hùng khác như Đốc binh Là, Đốc binh Kiều, Nguyễn Hữu Huân, v.v... Nguyễn Đình Chiều cũng ở trong hoàn cảnh và tâm trạng của các bậc sĩ phu ấy. Ông được mọi người kinh phục, Trương Định đã xem ông như vị quân sư, thường bàn với ông về mưu cơ, chiến lược.
Vì mù lòa, Nguyễn Đình Chiểu không thề dùng gươm, ông đã dùng bút để chống giặc. Với ngòi bút, nhà thơ mù đã trực tiếp đánh giặc suốt đòi mình. Có thể nói trong cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, bao nhiêu đau khổ của con người đã dồn vào một con người, trong một hoàn cảnh đau khố nhất của đất nước.
Ông đã phải khổ cực lênh đênh từ bé thơ, cha là quan bị cách chức ở Gia Định, ông chạy về quê nội ở Huế, học nhờ một người bạn cũ của cha, cũng là một viên quan nhỏ bị giáng chức, ông đã bỏ thì về Nam để tang mẹ, nhưng trên đường về, bị ốm nặng, mù cả hai mắt. Gia đình nhà giàu đã hứa gả con gái cho ông, bội ước. Thế là bao nhiêu mơ ước của một tài năng nhiệt huyết đành không thực hiện được. Giặc Pháp giày xéo lên đất nước, bạn bè như Trương Định, Phan Tòng, Đốc binh là lần lượt hy sinh, ông đồ nghèo mù lòa ầy lúc ở Cần Giuộc, khi ở Bến Tre, vừa dạy học và làm thuốc, sống trong cảnh nghèo nàn thanh bạch, nêu cao khi tiết của nhà chiến sĩ kiên trung.
Ở vào địa vị của ông, nếu không có một tinh thần kiên nghị rất mực, một tình yêu nước vô song, một niềm tin sắt đá vào tương lai của đất nước, thì khó tìm được một lối thoát cho cái bi kịch của mình, để trở thành một con người hữu ích.
Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm của ông đã có đến hai nhân vật chính bị mù, hai nhân vật đó cũng là hiện thân của tác giả. Ở trường hợp Lục Vân Tiên, bệnh mù chỉ là một tai nạn tạm thời. Lục Vân Tiên, nhớ lời thầy dạy, tin rằng sẽ thoát nạn và lập được công danh. Quả nhiên Lục Vân Tiên đã được thuốc tiên cứa khỏi bệnh. Câu chuyện thuốc tiên ấy chỉ là một cái mơ ước, nhưng cải mơ ước đó nói lên tinh thần lạc quan, tin tưởng, yêu đời của Nguyễn Đinh Chiều, ông lại xây dựng nhân vật mù khác ờ tác phẩm Ngư Tiều vấn đáp. Kỳ Nhân Sư không còn là chàng trai trẻ tài hoa, mới bước chân vào cuộc đời, người yêu của một Nguyệt Nga chung thủy: đây là một con người từng trải, không chỉ là một thầy thuốc giỏi mà còn là một triết nhân hiểu sâu biết rộng, được mọi người trọng vọng vào bậc tôn sư. Nước nhà bị bọn Tây Liêu xâm lược, Tây Liêu nghe danh Nhân Sư, muốn mời ra làm quan, nhưng Nhân Sư xông mắt cho mù :
Thầy ta chằng khứng sĩ Liêu
Xông hai con mắt bỏ liều cho đui...
Gặp cơn trời tối thà đui,
Khỏi gai con mắt, lại nuôi đặng lòng...
Giờ đây, bệnh mù không còn là do tai họa thiên nhiên mà chính là do một hành động phản kháng, quyết không chịu theo địch :
Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xin tròn một tăm gương.
Và chính đây là một nguyên tắc trong cuộc sống của Nguyễn Đỉnh Chiều. Cũng như tất cả các nhà văn thơ chống Pháp đương thời như Cử Trị.
Thủ khoa Huân, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Duy Cung..., Nguyễn Bình Chiều căm ghét bọn Pháp xâm lược đến cực độ. Ông khước từ mọi sự mời mọc của bọn Pháp muốn thu phục ông.
Đối với tất cả những việc trái tai gai mắt, những sự kiện đảo điên hèn bạ, mà những kẻ cỏ tài, có nhiệt huyết như Y Doãn, Phó Duyệt có sổng lại cũng phải bất lực khoanh tay, Kỳ Nhân Sư chủ trương tốt hơn hết là giữ vững khi tiết trong một sự chịu đựng thầm lặng, giữ lại cái chính khi của đất trời.
Kỳ Nhân Sư nói :
Thà cho trước mắt mù mù,
Chẳng thà ngôi thấy kẻ thù quân thân.
Thà cho trước mắt vô nhân,
Chẳng thà ngôi ngỏ sinh dân nghiêng nghèo.
Thà cho trước mắt vẳng hiu,
Chằng thà thấy cảnh trời chiều phân xâm.
Thà cho trước mặt tối hầm,
Chẳng thà thấy đất lục trầm can qua.
Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Dù đui mà khỏi danh nhơ,
Còn hơn cỏ mắt ăn dơ tanh rình.
Mù như vậy là một sự bảo vệ đạo đức, lý tưởng, một biểu hiện căm thù, bắt hợp tác với địch, một sự phê phán gay gắt bọn cơ hội đầu hàng. Mù nhưng vẫn hơn sáng mà làm điều sai đạo lý, mất nhân phẩm, hại dân hại nước như 10 Tôn Thọ Tường, lũ cơ hội theo giặc, hay như lũ Nguyễn Văn Thiệu ngày nay đang liếm gót giầy Mỹ :
Sảng chi theo thỏi chiên cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầu cỏ ai
Sáng chi đắm sắc tham tài,
Lung lòng nhân dục, chuốc tai họa trời.
Khó mà nói hết được lòng hâm mộ của bà con miền Nam đối với tác phẩm Lục Vân Tiên. Hầu hết bà con nông dân đều thuộc và kể Lục Vân Tiên. Mỗi em bé miều Nam được mẹ, bà ru kể chuyện Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga. Cái gì cắt nghĩa được sự ham thích say mê của quần chúng miền Nam đối với tác phẩm bất hủ ấy?
Theo tôi, chưa nói đến tính bình dị, trong sáng của ngôn ngữ, tính dân tộc và đại chúng trong các hình tượng nghệ thuật, cái chủ yểu là tác phẩm Lục Vân Tiên đã đáp ứng được tinh thần dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác, “kiến nghĩa bất vi vô dòng dã" của người nông dân miền Nam mà cũng là của mọi người dân Việt Nam chúng ta.
Chúng ta ai mà chẳng yêu chẳng kính những con người như Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, ông Quán, ông Tiều, ông Ngư, Tiều đồng. Và ai mà chẳng ghét những con người gian ác như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cha con Võ Thể Loan.
Những con người tốt trong Lục Vân Tiên kể tục những truyền thống cao qúy nhất của dân tộc về nhân nghĩa; đó là những con người trong sạch, bình dị, làm việc nghĩa như một nhu cầu mà không hề nghĩ đến tiền tài, ơn huệ.
Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài...
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng...
Lục Vân Tiên là nhân vật lý tưởng của nhà thơ. Lục Vân Tiên mang đầy đủ những phầm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà Nguyễn Đình Chiều mơ ước. Chàng cứu Nguyệt Nga vì thấy chuyện bất bình và hết lòng giúp đỡ nàng một cách vô tư. Chàng rất có hiếu với mẹ và vì quá thương khóc mẹ mà bị mù. Cho nên cái mù của chàng còn biểu hiện cho đạo đức và làm xúc động lòng người.
Tử Trực là một tấm gương tốt về tình bè bạn thủy chung, về lính cổng bằng chính trực. Hớn Minh là người không chịu được chuyện bất công, nên khi thấy con tên quan huyện Đăng Sinh làm càn thì nối nóng quật ngay, đúng là một chàng trai Nam Bộ :
Tôi bèn nổi giận một khi,
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò.
Tiểu đồng nêu lên một tấm gương vồ cùng xúc động về tinh nghĩa thầy trò, hết lòng hết sức giúp đỡ Vân Tiên khi ốm đau và khi tưởng Vân Tiên chết, ngày đêm ở lại bên nấm mồ để tưởng nhớ.
Nguyệt Nga là người con gái điển hình cho lòng chung thủy kiên trinh Việt Nam, nhưng trong tình yêu của nàng với Vân Tiên còn có nghĩa nặng, đó là tấm lòng biết ơn, muốn báo đền ơn chàng đã cứu nàng thoát bọn giặc cướp. Nguyệt Nga không phải là một người con gái chỉ biết trung hậu một cách thụ động, nàng đã đấu tranh chống lại sự áp bức của triều đình, không thể nghe theo lời vua, khi vua làm việc không hợp chính nghĩa. Nàng can đảm chống lại số phận và nàng đã thắng. Nguyệt Nga thực là người phụ nữ đảm đang bất khuất, biết làm chủ lấy cuộc sống của minh, xứng đáng là dòng dõi của Bà Trưng, Bà Triệu. Có người cho rằng lòng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiều trong Lục Vân Tiên còn có tính chất chung chung ; chúng ta chỉ cần nghe ông Quần nói thì đủ thấy nhận xét trên là không có căn cứ:
Quán rằng ghét việc tầm phào
Ghét cay ghét đắng,ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dám,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chia lầm than muôn phần
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trả làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời Thúc, Quý phân băng,
Sớm đầu, tôi đánh lằng nhằng rối dân.
Trong tất cả các thứ ghét, ông Quản đã đứng hẳn trên lập trường vì dân, vì nhân dân lao động, vì dân nghèo để kết tội bọn vua chúa hung bạo, bất công, bất lực, cái đó rất rõ ràng. Còn về cái thương, thì ông Quán nhắc đến các nhà hiền triết, những người tài giỏi mà không thực hiện được mộng bình sinh vì dân vì nước như Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, v.v... Những cái gì hại đến dân, Nguyễn Đình Chiều đều lên án. Trong những trang phê phán có tính chất sinh động hài hước, nhà thơ đã mô tả những tệ đoan do mê tín gây ra, các hoạt động dối trá lừa gạt của bọn thầy bói, thầy cúng đã làm cho nhân dân khô sở, tiền mất tật còn. Mọi hành động cửa bọn con quan nhà giàu hà hiếp dân nghèo, phụ nữ, đều bị nhà thơ tố cáo và đòi phải trừng trị.
Như vậy là lập trường yêu ghét ở đây đã có một giới hạn rõ ràng, ta thấy đâu là chính là tà, đâu là tốt là xấu. Có thể nói tóm lại lập trường của nhà thơ là cái gì hại đến dân là xấu là tà, và cái gì ích nước lợi dân là tốt, là chính.
Đọc Nguyễn Đình Chiều, ta không thể không nhớ lại Nguyễn Trãi, nhà chính trị và cũng là nhà thơ lớn thế kỷ thứ XV với câu nói bất hủ :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân;
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiều là một thứ chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu vì dân, vì nước, vì phẩm giá con người, chủ nghĩa nhân đạo thực tiễn, gần gũi với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và xa lạ với tình thương trừu tượng khước từ đấu tranh.
Đến thời kỳ Pháp xâm lược Nam Bộ, trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, tính chất nhân dân của lòng yêu ghét, của lòng nhân nghĩa của ông lại càng cụ thể và rõ ràng hơn. Nguyễn Đình Chiểu đã lớn tiếng lên án vua đầu hàng cắt đất cho giặc, đầy non sông vào cảnh lầm than :
Kề từ Thạch Tấn ở ngôi,
U, Yên mấy quận cắt bồi Khiết-đan,
Sinh dân nào xiết bùn than,
U, Yên trọn cũng giao bàn về Liêu.
Tình trạng bóc lột áp bức nhân dân, sự thổi nát của triều đình đã bị ông thẳng tay vạch mặt:
Muôn dân ép rảo mở dầu,
Ngày trau khi giới, thảng xâu điện, đài.
Thềm bầy gian nịnh chen vai,
Gây nên mọi rợ từ ngoài lấn trong.
Vì vậy mà người chính trực chẳng những không nên có thái độ ngu trung, nghe theo mệnh lệnh đầu hàng của vua. mà phải chống lại, và phải nhiệt liệt cổ vũ thái độ nghịch thần của những nhà khởi nghĩa đã biết nghe nhân dân đứng lên chống bọn Pháp xâm lăng:
Bởi lòng chúng chẳng nghe Thiên tư chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;
Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại.
(Văn tế Trương Định).
Nguyễn Đình Chiểu căm thù không đội trời chung bọn giặc cướp nước, ông vạch trần tội ác của chúng đã dìm toàn dân ta vào máu lửa :
Kể mười mấy năm trời khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đầy, bị giết trễ già nào xiết đếm tên; đem ba túc hơi món bỏ liều, hoặc sống, hoặc biển, hoặc núi, hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt.
Chúng đã :
«Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo;
Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật».
(Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục - tỉnh).
Lòng căm thù lên cao đến mức:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ổng khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ»
(Văn tế nghĩa sĩ Cần-giuộc).
Cũng như Nguyễn Bình Chiều căm ghét bọn tay sai theo giặc, trong bài Hịch kêu gọi nghĩa sĩ đánh Tây, một nhà yên nước thời ấy đã đanh thép cảnh cáo :
Xin chở phân bì kẻ sĩ,
Hoặc ra làm phả, hoặc ra làm huyện.
Áy là đồ hư, đồ bỏ, đồ thủi, đồ nhơ.
Chở thác chước thằng dân,
Hoặc theo mướn, hoặc theo thuê,
Ấy những đứa dại, đứa hoang, đứa cùng, đứa quái
Nhưng qua những lời cảnh cáo ở trên, nhà thơ không liệt bọn tay sai ngang hàng với bọn giặc xâm lược, và có thái độ phân biệt đối xử với từng loại đối tượng. Trong khi kết tội nặng bọn xâm lược và tay sai ngoan cổ tự giác hợp tác với địch, đối vời những người lầm đường, Nguyễn Đình Chiểu tìm cách khuyên răn, phân tích điều hơn lẽ thiệt :
Dầu vinh cũng tiếng nhân thần ;
Trâu cày ngựa cưỡi cái thân ra gì !
Chở ăn lộc nước đời suy,
Bẫy chim lưới thổ e khi mắc nàn.
Trối ai ra sức muống săn,
Một mai hết thỏ cọp ăn đến mình.
Đau lòng trước cảnh nước nhà bị chia cắt, ông viết nên những câu rất thống thiết xót xa, thể hiện lòng người dân ước mơ nước nhà được giải phóng và thống nhất:
Sự thề hãy bên Hồ bên Hán, bao giờ về một mối xa thư ;
Phong cương còn nửa Tống nửa Liêu, đâu nỡ hại một tay tướng soái.
Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh luống thềm buồn;
Biết thuở nào cờ phất trống rung, hỡi nhật nguyệt hai vầng sao chẳng đoái.
(Văn tế Trương Định)
Tay “bờ cõi xưa đà chia đất khác”, nhưng đất nước vẫn là đất nước Việt Nam “ nắng sương nay há đội trời chung”.
Trước tình cảnh đau thương chia cắt ấy, nhân dân miền Nam đã đứng dậy đấu tranh. Nguyễn Đình Chiểu đã dành những lời thơ và câu vào sôi nôi nhất, nhiệt tình nhất đề ca tụng họ. Hình ảnh nhân dân quần chúng trong thơ văn Việt Nam thực ra không phải là từ trước chưa hề có. Trần Hưng Đạo,Nguyễn Trãi đã có nói đến dân trong những bài hịch bài cáo lưu truyền muôn thuở. Trong các truyện Nôm khuyết danh, đã có những Tiều đồng, những Thị tỳ, ông Tiều, ông Ngư. Nhưng đó là những nhân vật phụ chưa tham gia vào những vấn đề lớn trong xã hội.
Với Nguyễn Đình Chiểu, hình tượng nhân dân lao động, nghèo khổ, được miêu tả rất rõ nét qua những cuộc chiến đấu chống Pháp ở Nam Bộ, giữ vị trí những nhân vật chính. Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Việt Nam đầu tiên đã đề cao người nông dân, người du kích chống Pháp, lần đầu tiên đã nói đến chiến tranh nhân dân chống Pháp và chiếc gậy tầm vông như một thứ vũ khi tiêu biểu.
Người nông dân tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu rõ ràng là được mô tả với tư thế của những người anh hùng, dũng cảm và giản dị. Dưới chế độ phong kiến, họ có cuộc sống hẩm hiu, “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khổ” . Họ “chỉ biết ruộng trâu ; ở theo đảng bộ ; việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”, còn chuyện đánh giặc : tập khiên, tập súng, tập mác, tập côn” mắt chưa từng thấy. Nhưng giặc đến họ không thế ngồi yên và đã tự nguyện tự giác đứng lên, “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Rõ ràng là họ đã cố ỷ thức về nhiệm vụ và quyền lợi của mình, họ cần chiến đấu để bảo vệ “tấc đất, ngọn rau, bát cơm, manh áo”, đề bảo vệ chủ quyền đất nước thiêng liêng.
Người nông dân đó quả thật là “mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;chín chục trận binh thư, không chờ bầy bố”. Trang bị của họ rất đơn sơn. Ngoài cật cỏ một manh ảo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chỉ nài sắm dao tu nón gõ”.
Tuy vậy, họ chiến đấu cực kỳ anh dũng, đạt được nhiều chiến công trong một cuộc chiến tranh nhân dân, một cuộc chiến tranh du kích rất linh hoạt: “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Không sợ hy sinh, họ xông vào cuộc đánh với thế làm chủ rất cao Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không ; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều minh như chẳng có. Rễ “đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma mí hồn kinh ; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.
Với bút pháp tả thực sắc sảo, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc xứng đáng là một áng văn học lớn của lịch sử văn học Việt Nam. Từ áng văn tuyệt diệu ấy, chúng ta cố thể nghiên cứu sâu hơn về quan niệm anh hùng, về lẽ sống và chết, về tinh thần độc lập tự do, về tâm lý của người nông dân Việt Nam.
Đối với các lãnh tụ nghĩa binh như Trương Định, Phan Tòng, Nguyễn Đình Chiều đã dành những lời thơ hết sức thiết tha, đạt đến một nghệ thuật lớn về tính trữ tinh và tính anh hùng ca. Trong Văn tế Trương Định, Ông viết: “Vì nước tấm thân đã gửi, còn mất cũng cam ; giúp đời cải nghĩa đáng làm, nên hư nào ngại... Núi đất nửa năm ngăn giặc, nào thành đồng lũy sắt các nơi ; giáo tre nghìn dặm đánh Tây, là ngựa giáp xe nhung mấy cái”.
Hình ảnh Phan Tòng cũng uy nghỉ đẹp đẽ như một thần tượng:
Làm người trang nghĩa dáng bìa son,
Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn...
Tinh thần hai chữ phao sương tuyết,
Khí phách ngàn thu rỡ núi non.,.
( Thơ điếu Phan Tòng)
Trong cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp thời bấy giờ, bên cạnh những người nông dân lao động nghèo khổ, còn có những sĩ phu, trí thức sống rất gần gũi với nông dân, có thể nói là những trí thức nông dân. Đối với tầng lớp trí thức này (trong đó có cả bản thân Nguyễn Đình Chiểu), nhà thơ đã xác định rõ nhiệm vụ giúp dân cứu nước, đứng hẳn về phía nhân dân mà quyết chiến với giặc. Trong sự đoàn kết đó, người tri thức yêu, hoàn toàn được nông dân ủng hộ, giúp đỡ, thương mến. Và khi người tri thức đó lại là đại biểu cho nhân dân, trở thành lãnh tụ của họ, thì nhân dân có mối quan hệ đặc biệt với họ:
Trạnh lòng tưởng sĩ thương quan tưởng, nhắc quan tưởng, chiu chít như gà...
Thương ôi, người ngọc ở Bình-đông,
Lớn nhỏ trong làng thấy mến trông.
Nguyễn Đình Chiểu đã thấy được mối quan hệ giữa lãnh tụ nghĩa quân và quần chúng, tình thương của quân sĩ đối với lãnh tụ cũng như lòng ưu ái của lãnh tụ đối với 1 quân sĩ, đó là quan niệm rất mới về anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu, rất khác với các quan niệm phong kiến về trang quân, ái quốc.
Dưới ngòi bút vừa hiện thực vừa trữ tình của Nguyễn Đình Chiểu những người nông dân và các lãnh tụ của họ trước mắt tuy có chịu nhiều hy sinh và thất bại, nhưng “nghìn năm tiết rỡ” và đã nêu những tấm gương lạc quan không gì lay chuyền nổi, làm cho nhân dân tin tưởng cuộc chiến đấu của họ sẽ được nối tiếp, và nhất định có ngày sự nghiệp chính nghĩa sẽ thẳng lợi:
Sống đánh giặc, thác cũng đánh, giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia. Qua việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Đinh Chiểu, chúng ta cần nhấn mạnh một điểm là tính nhân dân, tư tưởng nhân nghĩa, tư tương yêu nước, yêu dân, của nhà thơ quán xuyến toàn bộ tác phẩm của ông.
Cái vĩ đại của cuộc đời và của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu căn bản là ở chỗ đó. Vì ít có nhà nghệ sĩ mà cuộc đời và tác phẩm gắn chặt và hòa hợp với nhau như vậy. Tác giả đa phân thân trong các nhân vật chính diện, mọi tác phẩm đều nói lên một cách chân thành tâm sự ước mơ và suy nghĩ của mình. Sự thành công của tác phẩm ông chính là sự chán, thành rất mực của một tâm hồn cao đẹp tuyệt vời, yêu thương rất mực mà cũng căm thù rất mực.
Nghiên cứu thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, còn nhiều vấn đề khác mà ở đây chưa có điều kiện đề cập đến. Chẳng hạn như các vấn đề về ngôn ngữ, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng ngôn ngữ dân gian rất mạnh dạn, tài tình, nhiều từ ngữ rất bạo làm cho các câu thơ vừa có tính chất quần chúng cao, vừa mang đặc điểm tâm lý dân tộc sâu sắc. Cái “nôm na” của Nguyễn Đình Chiêu không phải là sự cẩu thả trong ngôn từ (mặc dù chúng ta phải thấy sự hạn chế của việc sáng tác của một thi sĩ mù, phải có người ghi hộ và sau đó bị mát mát, được nhân dân nhớ lại), mà chính là sử dụng ý cố tính chất thẩm mỹ cao, một nguyên nhân làm cho thơ ông được mọi người ưa thích, dễ thuộc, dễ truyền tụng.
Trong bài này, chúng tôi chỉ nêu lên một số điểm căn bản về nội dung sáng tác của ông, nhưng qua đấy có thề có sự đánh giá cơ bản về con người và một nhà thơ lớn. Bài học lớn của Nguyễn Đình Chiều là bài học của một con người vĩ đại, ở vào một thế bi kịch, mà ý chí và đạo đức của mình đã có thể giúp ích cho đời ở mức tối đa.
Nhưng cũng vì thế mà không sao tránh khỏi một số hạn chế nhất định trong tư tưởng của nhà thơ. Chẳng hạn như những rơi rớt của một số quan niệm Khổng giáo. Đó là điều khổng thề tránh khỏi, nhưng thực ra ở Nguyễn Đình Chiểu, những quan niệm Khổng giáo phong kiến còn tồn tại đều chịu ảnh hưởng lớn của những quan niệm đạo đức của nhân dân và của cuộc đấu tranh trước mắt, do đó mà có mang nhiều yếu tố nhân dân. Cái vĩ đại, là trong những hoàn cảnh hết sức không thuận lợi, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc phục được mọi hạn chế, mọi khó khăn để làm ngọn hải đăng soi sáng cho nhân dân hàng thế kỷ về tư tưởng yêu nước và đấu tranh bất khuất đối với kẻ thù xâm lược.
Với tất cả những sự hạn chế, ở vào thời đại ông, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu là tư tưởng tiến bộ nhất, cách mạng nhất, đại diện cho những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc, cho ý thức kiên cường và tự giác của nhân dân, trong một thời kỳ mà tư tưởng Việt Nam chưa được tiếp xúc với những tư tưởng cách mạng lớn của thế giới và nhất là với tư tưởng của giai cấp vô sản.
Thời kỳ đánh Mỹ của chúng ta ngày nay hoàn toàn không giống như những ngày đầu đánh Pháp của Nguyễn Đình Chiều. Thời đại Nguyễn Đình Chiểu là thời đại bắt đầu bành trướng của chủ nghĩa tư bản, thời đại bắt đầu của chủ nghĩa thực dân, thời đại hình thành hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. Thời đại chúng ta là thời đại kết thúc và tan rã của chủ: nghĩa thực dân trên toàn thế giới, thời đại sụp đổ của chủ nghĩa để quốc, thời đại của nhân dân lao động tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ của Nguyễn Đình Chiểu là lúc mà giặc Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta, chia cắt đất nước ta, còn chúng ta ngày nay đang đánh Mỹ thắng lợi, tuy cuộc đấu tranh còn gian khổ, nhưng nhất định sẽ hoàn thành sự nghiệp giải phóng và thống nhất nước nhà.
Có thể nói là thời bấy giờ Nguyễn Đình Chiểu đang ở trong một thể bi kịch, còn thời đại chúng ta ngày nay là một anh hùng ca, sắp hát khúc khải hoàn. Lúc bấy giờ tuy nông dân đã nổi dậy, nhưng cuộc chiến đấu của họ chưa có một giai cấp tiền phong lãnh đạo sáng suốt.
Ngày nay cuộc chiến đấu thần thánh của toàn dân tộc chúng ta, dưới ánh sáng lãnh đạo của chủ nghĩa Mác — Lê-nin, của Đảng của giai cấp công nhân, từng trải và nhiều kinh nghiệm sau hàng chục năm chiến đấu, trong sự lớn mạnh của ba dòng thác cách mạng thế giới, đang quật cho giặc Mỹ hung hãn những đòn trí mạng. Những người nông dân ngày nay, con cháu của các nghĩa binh Cần Giuộc, không chỉ cổ dao phay, gậy tầm vông và một lòng căm thù giặc sâu sắc ; họ đã đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công, nhân, đoàn kết với toàn thể dân tộc và được vũ trang bằng tư tưởng tiên tiến nhất, họ đã phát huy những truyền thống đánh giặc của dân tộc kết hợp với một khoa học quân sự hiện đại, họ đã kết hợp ngọn tầm vông, cây chông tre với những vũ khí hiện đại. Giặc Mỹ ngày nay muôn vàn tàn ác và hùng mạnh hơn giặc Pháp cuối thế kỷ thứ XIX, nhưng chúng đã hết thòi và đang trên đà thua to, còn ta thì ở trên thể thắng lớn.
Chúng ta đang thực hiện những điều mà Nguyễn Đình Chiểu suốt đời mơ ước:
Bao giờ nhật nguyệt vầy gương sáng,
Bốn biển âu ca hiệp một nhà.
Lời thơ của Nguyễn Đình Chiểu là niềm tin tưởng ở ngày mai nhưng cũng đồng thời là sự ám ảnh triền miên của mọi người dân mất nước, luôn nhắc nhở chúng ta cái nhục mà bọn vua quan nhà Nguyễn đã cắt đất Nam- Bộ dâng cho Pháp. Gần một trăm năm nay, nghe theo lời kêu gọi thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu, nhân dân Việt Nam luôn luôn đấu tranh để chấm dứt tình trạng “bên Hồ bên Hán”, “nửa Tống nữa Liêu”. Miền Nam luôn luôn là đất của Việt-Nam. Bọn Pháp bị đuổi khỏi nước ta sau Cách mạng tháng Tám và chiến thắng Điện Biên Phủ, Nam Bộ trở về với đại gia đình dân tộc Việt Nam, nhưng bọn Mỹ trở lại xâm chiếm miền Nam. Lời Nguyễn Đình Chiểu gợi ta nhớ lại lời của Bác Hồ kính yêu nói về miền Nam với những tình cảm thiết tha nhất:
Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi. (Thư gửi đồng bằng Nam bộ năm 1946).
Ý chí thống nhất nước nhà của toàn dân cũng được thể hiện ở một câu nói thống thiết khác của Người: “ Nam — Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được”.
Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu đúng vào lúc cuộc chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta tiến lên một giai đoạn mới, ở miền Nam đang vang dội chiến công, Quân giải phóng đang liên tiếp chiến thắng trên khắp các mặt trận. Trước những thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam,Ních-Xơn tên đầu sỏ phản động quốc tế và bè lũ tay sai, đã điên cuồng tăng cường leo thang chiến tranh Việt Nam. Chúng thả mìn ở các hải cảng và sông rạch Việt Nam, dùng cả máy bay chiến lược B52 đánh phá miền Bắc, bắn phá giao thông, đê điền, các nơi dân cư đông đúc và cả những nhà thương, nhà thờ, trường học.
Đồng thời chúng cũng không từ bỏ mọi hành động dã man nào đối với đồng bào miền Nam ta. Không thể bắt dân ta làm nô lệ, chúng muốn hủy diệt dân tộc ta, hủy diệt sự sống, hủy diệt tinh thần, văn hóa của dân tộc ta. Chúng rải thảm trên đất nước ta trên chục triệu tấn bom, chúng muốn vào miền Nam những sản phẩm văn hóa đồi trụy Mỹ, biến con người thành thú vật hòng biến thanh niên ta thành tay sai cho chúng.
Nhưng mọi âm mưu của chúng đều thất bại. Dân tộc Việt Nam ta đang tiến hành cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử của mình. Vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì lợi ích của phe xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc bị áp bức và của các loài người tiến bộ, chúng ta đang chiến đấu và chiến thắng một kẻ thù hung ác nhất thế giới. Trên đất nước ta đang diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa văn minh và bạo tàn.
Cho nên cuộc chiến đấu của chủng ta được tất cả những Lục Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh, Nguyệt Nga, ông Quán, ông Tiều trên thế giới nhiệt liệt ủng hộ ta, đoàn kết với chúng ta đánh bại quân gian tà Ních- xơn. Thiệu khát máu còn gian ác gấp trăm nghìn lần bọn Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Võ Thể Loan thời Nguyễn Đình Chiểu. Nhân dân ta, dân tộc ta quyết tâm tăng cường miên Bắc xã hội chủ nghĩa đánh bại cuộc leo thang của Ních-Xơn và ra sức chi viện mọi mặt cho tiền tuyển lớn quyết đánh thắng Mỹ xâm lược.
Chúng ta tin tưởng sắt đá như Di chúc Bác Hồ đã viết: Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam — Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Càng nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta lại càng nhớ đến Bác Hồ vĩ đại, người lành tụ dân tộc của thế kỷ thứ XX. Người đã kế tục và phát hay những tư tưởng nhân nghĩa, nhân ái của tổ tiên trong đó có nhà thơ yên nước lớn của dân tộc ở thế kỷ XIX.
Từ cái trung hiếu, nhân nghĩa mang tính nhân dân của các nhân vật của Nguyễn Đình Chiều chúng ta đã đi đến cái trung hiếu vô sản của Hồ Chủ Tịch, trung với nước hiếu với dân. Từ cái chính khí của Kỳ Nhân Sư, ta đã đi đến đạo đức tuyệt vời nhân, trí, dũng, cần kiệm liêm chính chí công vô tư của Bác. Và cái đáng tự hào nhất của chúng ta ngày nay là với cái vũ khí tuyệt vời về đạo đức nhân ái Việt-nam ở mức độ cao nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đánh tan mọi học thuyết phản động, mọi thứ bom đạn sắt thép của lũ hung tàn.
Hơn một trăm năm nay tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu càng ngày càng được phát huy. Ngôi sao của Nguyễn Đình Chiều đã trở nên muôn lần sáng hơn trong ngôi sao Hồ Chí Minh, không phải là hai ngôi sao ở hai bầu trời lịch sử cố định, mà chính là sự lớn lên của những ngôi sao trong lịch sử để trở thành một tập thể ngôi sao. Nổi bật nhất là ngôi sao Hồ Chí Minh, tượng trưng cho tinh thần, tư tưởng, đạo đức, chí khí Việt-nam.
Để kết luận bài này, tôi xin nhắc lại mấy câu thơ của Bác Hồ nói lên mong uớc của Người, và cũng là mong ước của Nguyễn Đình Chiểu một thế kỷ trước, mà chúng ta quyết tâm thực hiện, và sẽ thực hiện được:
Nam Bắc như cỗi với cành
Anh em ruột thịt đấu tranh một lòng
Rồi đây thống nhất thành công
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà.
Ý kiến bạn đọc