Năm 2022, Việt Nam có 6 đại học, góp mặt tại bảng xếp hạng thế giới của THE ở 7/11 ngành học, trong đó Khoa học Máy tính; Lâm sàng và Sức khỏe thuộc top 200.
Theo công bố ngày 26/10 của Times Higher Education (THE - tổ chức xếp hạng đại học uy tín, có trụ sở tại Anh), 6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng thế giới ở các nhóm ngành (lĩnh vực) là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Huế, trường Đại học Duy Tân, Tôn Đức Thắng, Bách khoa Hà Nội.
Trong 11 ngành của THE, các đại học Việt Nam được xếp hạng tại 7 ngành, đều thuộc nhóm kỹ thuật, khoa học và công nghệ thông tin. Hai ngành Khoa học máy tính, Lâm sàng và Sức khỏe lần lượt có Đại học Tôn Đức Thắng, Duy Tân giữ hạng 176-200 - vị trí cao nhất mà các trường Việt Nam đạt được tại bảng xếp hạng nhóm ngành. Đây là lần đầu tiên ngành Khoa học máy tính của Việt Nam được xếp hạng trong top 200 thế giới.
Thứ hạng cao nhất của ngành Kinh doanh và Kinh tế, Khoa học xã hội là 301-400; Kỹ thuật, Khoa học Vật lý vào top 300, còn Khoa học sự sống 501-600.
Duy Tân | Tôn Đức Thắng | Quốc gia Hà Nội | Quốc gia TP HCM | Bách khoa Hà Nội | Huế | |
Kinh doanh và Kinh tế (Business and Economics) | 301-400 | 301-400 | 501-600 | 801+ | ||
Khoa học xã hội (Social Sciences) | 301-400 | 601-800 | 801+ | |||
Khoa học máy tính (Computer Sciences) | 251-300 | 176-200 | 601-800 | 801+ | 601-800 | |
Kỹ thuật (Engineering) | 251-300 | 251-300 | 801-1.000 | 1001+ | 801-1.000 | |
Lâm sàng và Sức khỏe (Clinical and health) | 176-200 | |||||
Khoa học sự sống (Life Sciences) | 501-600 | 801-1.000 | ||||
Khoa học Vật lý (Physical Sciences) | 201-250 | 801-1.000 | 100+ | 801-1.000 | 1.001+ |
Nếu xét từng trường, hai đại học quốc gia góp mặt ở 6/7 ngành, trừ Lâm sàng và sức khỏe. So với năm ngoái, Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm ngành Kinh doanh và Kinh tế, Khoa học sự sống được xếp hạng; còn Đại học Quốc gia TP HCM giữ ổn định về số lượng ngành được xếp hạng, nhưng hầu hết giảm về thứ bậc.
Đại học Duy Tân, Tôn Đức Thắng từng có vị trí rất cao, lần lượt 251-300 và 201-250 trong ngành Khoa học sự sống, Khoa học Vật lý vào năm 2021, nhưng năm nay không còn được xếp hạng.
Đại học Bách khoa Hà Nội có kết quả ổn định so với năm ngoái khi cả số ngành được xếp hạng và vị trí không thay đổi. Riêng Đại học Huế, đây là năm đầu tiên trường góp mặt trong bảng xếp hạng nhóm ngành, đứng thứ 1.001+ ngành Khoa học Vật lý.
Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực của THE dựa trên ba nguồn dữ liệu: kết quả khảo sát do THE thực hiện độc lập, số lượng công bố khoa học trên hệ thống Scopus (hệ thống dữ liệu uy tín trên thế giới, đăng tải tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) và dữ liệu do trường đại học cung cấp. Kết quả xếp hạng được đánh giá dựa trên năm nhóm tiêu chí, gồm: Giảng dạy (Teaching), Nghiên cứu (Research), Trích dẫn (Citation), Thu nhập từ chuyển giao công nghệ (Industry income) và Triển vọng quốc tế (International outlook).
THE là một trong ba tổ chức xếp hạng đại học có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Anh, bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).
Trước đó, trong bảng xếp hạng đại học theo nhóm ngành do tổ chức Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố hồi tháng 4, Việt Nam có 7 trường, gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Tôn Đức Thắng, Duy Tân, Cần Thơ, Kinh tế TP HCM. Thứ hạng cao nhất thuộc về ngành Kỹ thuật - Dầu khí của Đại học Quốc gia TP HCM với vị trí trong top 50-100.
Tác giả: Quản trị Web
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu (1822—1888), về phương diện chủ quan cũng như khách quan, đều có những điểm hết sức đặc biệt, ông sống trong một giai đoạn nước nhà cố những cơn nguy biến lớn, ở vào một bước gay go của lịch sử. Nhân dân ta tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù, những...